Hoa lan dễ bị các loại côn trùng phá hại
Posted by Gấu Nguyễn on

Các loài sâu bọ côn trùng hay cắn phá lan
1.Kiến

2.Cuốn Chiếu
– Ngoài việc ăn những lá cây rụng, mục nát, cuốn chiếu còn có ăn luôn cả rễ và mầm non của lan. Vậy nên, đối với lan, cuốn chiếu cần bị loại trừ. Dấu hiệu của sự phá hại của cuốn chiếu là các lớp vỏ ngoài cây non bị bong tróc cùng những thương tổn bất quy tắc trên lá non và ngọn cây lan. Trước hết, bạn cần biết một điều rằng cuốn chiếu rất dễ sinh sôi trong môi trường ẩm của đất trồng, nên chúng ta sẽ không thể nào loại bỏ tuyệt đối khả năng xuất hiện của cuốn chiếu. Tuy nhiên, vẫn có một số cách hạn chế sự xuất hiện của cuốn chiếu. – Nói chung khi giá thể nhiều mùn hoặc bón phân chuồng thì khả năng có cuốn chiếu là rất cao. Bên cạnh đó rễ lan mục, gỗ làm giá thể bị mục cũng là thức ăn của cuốn chiếu.3.Ruồi Vàng
Ruồi vàng thường đẻ trứng trên các cánh hoa, làm cho hoa có những vết đen lấm tấm làm hoa bị giảm phẩm chất rất nhiều, đây là những con côn-trùng nhỏ có cánh sống bằng cách chích lá. Tuy nhiên hiếm khi gặp chúng trên lan vì chúng ưa thích các loại lá mềm hơn. Ta có thể dùng các khuôn màu vàng bôi keo đế bắt ruồi.
4.Rệp Son
Rệp sáp là tên gọi khác của rệp son và nó có nhiều chủng loại khác nhau, tuy nhiên điểm chung của các chủng loại này chính là dùng vòi để hút nhựa cho lan. Những loại rệp son như Diaspididae, rệp lan, Homoptera đa phần đều có kích thước nhỏ, màu đen, màu trắng sữa hoặc màu đen xám. Chiều dài của chúng giao động từ 1,2mm đến 1,25mm, rộng 0,25mm đến 0,5mm.
Khi cây bị mắc bệnh rệp son cấp độ nhẹ thì trên phiến lá sẽ có những đốm trắng nhỏ, sau một thời gian kéo dài thì phần này sẽ bị vàng đi và cây cũng sẽ kém phát triển. Còn khi cây bị mắc bệnh rệp son nặng thì những mảng rệp bao phủ ở trên mặt lá và tiêu hóa chất dinh dưỡng của cây, điều này ảnh hưởng đến quá trình quang hợp cũng như gây trở ngại rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu tình trạng này kéo dài thì cây sẽ có biểu hiện lá khô rụng và chết hoàn toàn. Vết thương trên cây cũng là điều kiện lý tưởng để rệp son tấn công gây bệnh cho cây khá lớn. Khả năng sinh sản của rệp son khá lớn, vào mùa xuân và mùa hè là thời điểm rệp son phát triển mạnh nhất, chúng có thể sinh đôi. Tháng 5 và tháng 9 là hai tháng mà rệp son gây hại nhiều nhất cho cây.
5.Bọ Trĩ
Đây là những côn trùng rất nhỏ có bốn cánh dài và hẹp màu trăng trắng hay hơi vàng. Đến giai đoạn phát triển nào đó, chúng có một chữ thập đen ở lưng. Chiều dài trung bình của bọ trĩ là 1 mm. Bọ trĩ không xuất hiện thường xuyên ở hoa lan nhưng đôi khi sự phá hoại trở nên quan trọng. Bọ trĩ tấn công hoa lan bằng cách chích, hút nhựa lá lan còn non và đẻ trứng vào các mô. Chúng ưa thích không khí khô ráo. Không khí ẩm và tưới nước nhiều làm chúng phải xa rời khỏi cây lan.
6.Ốc sên
Ốc sên chỉ xuất hiện ở nơi trồng thật ẩm trong vườn lan. Đây là một loại rất khó trừ, vì chúng ít bị ảnh hưởng của thuốc sát trùng và thường len lỏi trong các kẽ của giá thể cắn phá các đầu rề non. Diệt ốc sên bằng mồi nhử như cải xà lách trộn metandehit hoặc cải xà lách không, rồi dùng đèn pin bắt chúng vào lúc trời tối khi ốc sên ra ăn mồi.
7.Chuột
Chuột thường cắn phá các chồi non làm các cây lan bị èo uột, hoặc không phát triển được. Từ chúng bằng cách đặt các loại mồi trộn vđi phốt phua kẽm tỷ lệ 1/50. Cách đặt mồi phải khéo léo và thay đổi địa điểm để chuột không nhận ra được thuốc.8.Gián
Gián cánh thường xuất hiện trong giá thế trồng lan cấu tạo bằng xơ dừa, cây mục và xuất hiện cả trong giá thể than gạch khi đùng nhiều phân hữu cơ. Chúng hoạt động ban đêm và ẩn nấp ban ngày,thường sinh sản nhờ các chất hủy hoại và ít khi tấn công cây lan (đôi khi chúng ăn các rễ non hay một vài hoa mềm mại có mùi thơm như Cattleya). Diệt trừ gián, trước hết phải tìm ra các nơi chúng ẩn nấp lúc ban ngày (thường trong các kẽ hở của giá thể trồng lan) rồi dùng dung dịch thuôc sát trùng lặp lại nhiều lần mới làm chúng chết hoàn toàn. Gián chia thành gián nhà và tự nhiên. Chúng chui vào các lỗ hổng trong chậu cắn hút chất của rễ và chồi non. Ban ngày ẩn mình, ban đêm chui ra gây hại. Chúngcắn phá rễ Phong lan rất nhanh, chúng thường ở ngay trong chậu Phong lan và lẫn trốn trong các khe than gạch, hoặc di chuyển từ nơi cống rãnh, chân cột giàn lên. Chúng rất thích ăn phần đầu rễ non làm cây bị tổn thương nặng, yếu đuối, tăng trưởng chậm và dễ nhiễm bệnh. Chúng tương đối khó diệt vì chúng lẩn trốn kín, ban đêm mới ra cắn phá.
Dầu neem là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên được tìm thấy trong hạt từ cây neem. Dầu neem là một hỗn hợp của các thành phần. Azadirachtin là thành phần tích cực nhất để đẩy lùi và tiêu diệt sâu bệnh và có thể được chiết xuất từ dầu neem. Phần còn lại được gọi là dầu neem kỵ nước làm rõ. Nhiều thành phần của dầu Neem phối hợp với nhau để hoạt động như một loại thuốc chống côn trùng, chất làm giảm lượng thức ăn và Chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (IGR). Các sản phẩm có chứa dầu neem được áp dụng cho nhiều loại cây trồng và cây cảnh để kiểm soát côn trùng.
Sử dụng dầu neem cho cây hoa lan giúp cây phòng chống côn trùng sâu bệnh 1 cách bền vững
Link thảm khảo thêm về bài viết
Share this post
- 0 comment
- Tags: cách chăm sóc cây, chăm sóc hoa lan, dầu neem, dầu neem hoa lan, dau neem nguyen chat, dầu neem trị sâu bệnh, hoa phong lan bị sâu bệnh, neem trị sau bo, trị bọ trĩ, trừ sâu hoa lan